Những lưu ý quan trọng trước khi mua nhà đất
Ngày 2.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này khẩn trương thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức thuộc các đơn vị trong ngành, đồng thời báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Cà Mau trong tháng 2.2025.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo nêu rõ cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các đối tượng không đúng quy định.Đối với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng chưa nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu rà soát từng trường hợp cụ thể, tổng hợp và đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người lao động, tránh bỏ sót. Đồng thời, kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong việc đề xuất và giải quyết chính sách phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định. Trước đó, như Thanh Niên thông tin, qua rà soát, Sở Y tế Cà Mau xác định có 122 viên chức thực hiện nhiệm vụ đúng theo vị trí việc làm, đồng thời tham gia thêm (kiệm nhiệm) công tác chuyên môn y tế, đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 40% (và bổ sung thêm 60% trong năm có dịch Covid-19). Trong đó có 21 trường hợp bị cắt giảm ưu đãi nghề từ 40% xuống còn 20%. Từ kết quả trên, Sở Y tế Cà Mau đề xuất UBND tỉnh Cà Mau chi trả bổ sung trợ cấp ưu đãi nghề cho 21 viên chức đã bị cắt giảm, tổng số tiền dự kiến chi trả bổ sung gần 2 tỉ đồng. Trong đó, hơn 235 triệu đồng bổ sung cho phần 20% ưu đãi nghề đã bị cắt giảm và 1,7 tỉ đồng phần phụ cấp bổ sung 60% trong giai đoạn dịch Covid-19 cho nhân viên y tế.Tuy nhiên, hiện nhiều viên chức trên cho rằng việc cắt giảm cơ học như trên chưa phù hợp, vì họ được giao phụ trách, hoặc làm các vị trí ở bộ phận hành chính, kế toán, tổng hợp nhưng vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn về y tế ở tuyến cơ sở.Học cách phối đồ từ 3 ulzzang xứ Hàn này, phong cách của nàng sẽ thăng hạng
Bên cạnh đó, với sự kết hợp cùng tổ chức Operation Smile Việt Nam, giải đấu hi vọng có thể khơi gợi tinh thần “Thể thao vì cộng đồng” của toàn thể vận động viên tham gia giải đấu với ý nghĩa rằng thể thao ngày nay không những mang đến niềm vui, sức khỏe cho người chạy bộ mà còn mang đến sự hạnh phúc cho cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện. Thêm một vận động viên tham gia, thêm một cơ hội để trẻ em khiếm khuyết tỉnh Đồng Tháp sở hữu được nụ cười trọn vẹn thông qua việc ủng hộ 50.000 đồng từ việc mua vé từ cổng bán vé.
Những món ngon vật lạ chỉ đặc biệt khi được người Quảng Ngãi làm ra
Sở Nội vụ TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM tờ trình phê duyệt đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động (gọi chung là công chức, viên chức) sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo chủ trương thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, TP.HCM sẽ giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Về lộ trình thực hiện, Sở Nội vụ xác định trong quý 1/2025, các cơ quan, đơn vị rà soát số lượng công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách lập danh sách những trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục công tác, xây dựng lộ trình giải quyết chính sách.Từ quý 2 đến cuối năm 2025, các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát, xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đề xuất danh sách dôi dư theo lộ trình để thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024 của Chính phủ.Trong năm 2025, TP.HCM phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 4%/năm số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.Từ năm 2026 – 2030 và những năm tiếp theo, hằng năm các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát và đề xuất danh sách dôi dư để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định, phấn đấu hoàn thành mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 4% công chức, viên chức.Trong giai đoạn này, TP.HCM dự kiến tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án vào năm 2027 và tổng kết vào năm 2030, đồng thời đề xuất giải pháp, mô hình quản lý biên chế công chức, viên chức, người làm việc phù hợp với yêu cầu thực tiễn.Trong tờ trình của Sở Nội vụ, đề án dự kiến áp dụng đối với 4 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, tinh gọn bộ máy.Nhóm 2 là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách. Nhóm 3 là các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 điều 2 Nghị định 177/2024 của Chính phủ. Nhóm 4 là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019.Đề án này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cấp xã; các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.HCM, sở, ngành, quận, huyện, TP.Thủ Đức.Vào cuối năm 2024, Chính phủ ban hành 3 nghị định quan trọng (Nghị định 177, 178 và 179). 3 nghị định trên hướng đến 3 mục tiêu: ban hành chính sách tốt, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc; giữ và trọng dụng cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội; tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương và ở cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở.Hồi tháng 2, HĐND TP.HCM thông qua chính sách chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính.Theo tính toán của UBND TP.HCM, tổng kinh phí hỗ trợ theo chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và hỗ trợ thêm của TP.HCM, công chức có thể nhận tối đa gần 2,7 tỉ đồng.TP.HCM dự toán gần 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho 7.159 nhân sự bị ảnh hưởng.Trong đó, công chức, viên chức khối Đảng dự kiến giảm 521 người; cán bộ, công chức (không bao gồm cán bộ, công chức cấp xã) dự kiến giảm 2.015 người; 988 người giảm khi sắp xếp đơn vị hành chính; viên chức hưởng lương từ ngân sách (không tính khối sự nghiệp y tế và giáo dục) dự kiến giảm 2.767 người.Ngoài ra, số lượng người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp nhà nước giảm 418 người; các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có 450 người.
Bước vào năm mới, nền kinh tế Việt Nam đón nhận làn sóng phục hồi và có phần tăng trưởng tích cực. DNVVN - lực lượng chiếm phần lớn trong hệ sinh thái doanh nghiệp vừa đón nhận cơ hội mở rộng thị phần, vừa phải giải quyết thách thức tài chính để duy trì sức cạnh tranh. Bởi lẽ đó, các doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm nguồn vốn ưu đãi mà còn mong muốn những đơn vị đồng hành chiến lược giúp tối ưu hóa dòng tiền, quản lý chi tiêu hiệu quả.DNVVN là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế, nhưng thực tế bài toán tài chính vẫn là thách thức lớn đối với nhóm doanh nghiệp này. Theo số liệu từ FiinGroup, 62% DNVVN gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. Tổng nợ vay ngân hàng của các DNVVN chỉ chiếm hơn 9% tổng nợ vay của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam, thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn - nhóm chỉ chiếm chưa tới 20% số doanh nghiệp cả nước, nhưng tổng nợ vay chiếm tới hơn 90%.Một trong những nguyên nhân chính là vòng quay vốn không ổn định. DNVVN thường phải đối mặt với chu kỳ thanh toán kéo dài từ đối tác, trong khi dòng tiền vận hành lại yêu cầu quay vòng nhanh. Việc chậm thu hồi công nợ khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái mất cân đối tài chính, trì hoãn kế hoạch mở rộng, thậm chí phải thu hẹp hoạt động.Bên cạnh đó, chi phí vận hành và giá nguyên vật liệu gia tăng cũng tạo thêm áp lực lớn. Hệ thống ngân hàng hiện nay yêu cầu doanh nghiệp phải có lịch sử tín dụng tốt, tài sản đảm bảo giá trị lớn và báo cáo tài chính minh bạch. Tuy nhiên, nhiều DNVVN có mô hình kinh doanh linh hoạt, không sở hữu nhiều tài sản cố định hoặc chưa đạt đến quy mô đủ lớn. Điều này khiến họ bị hạn chế cơ hội tiếp cận các khoản vay ưu đãi cũng như không nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Thấu hiểu những khó khăn của DNVVN, Eximbank không chỉ đơn thuần là ngân hàng cung cấp vốn mà còn đóng vai trò là đối tác chiến lược cho doanh nghiệp, mang đến các giải pháp tài chính hiệu quả. Năm 2024, Eximbank ra mắt sản phẩm EFAST nhằm mang lại giải pháp tài chính nhanh chóng, giúp DNVVN tiếp cận nguồn vốn từ 3 - 15 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi từ 5,25%/năm chỉ trong vòng 8 giờ. Năm 2025, Eximbank triển khai sản phẩm EFAST GREEN, được thiết kế dành cho DNVVN có doanh thu dưới 500 tỉ đồng, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, tái chế và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn tối ưu cho doanh nghiệp, Eximbank luôn mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong giao dịch thanh toán quốc tế. Eximbank là một trong số ít các ngân hàng có thành tích liên tục 10 năm liền nhận được giải thưởng Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc của các ngân hàng quốc tế hàng đầu như JP Morgan, Bank of New York Mellon.Trong năm 2024, Eximbank đã ra mắt gói phí thanh toán quốc tế EFEE, ưu đãi đến 90% phí chuyển tiền ra nước ngoài. Đặc biệt đối với các khách hàng mới, Eximbank ưu đãi 1 USD/1 giao dịch chuyển tiền quốc tế và miễn phí tra soát/hủy/điều chỉnh lệnh chuyển tiền khi thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Năm 2025, Eximbank đánh dấu cột mốc 35 năm đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp với "The Queen" - chương trình mở ra cho khách hàng thanh toán quốc tế và mua ngoại tệ tại Eximbank ưu đãi phí hấp dẫn chỉ từ 1 USD/1 giao dịch chuyển tiền quốc tế và không giới hạn doanh số giao dịch.Ngoài ra, Eximbank còn hỗ trợ DNVVN tối ưu hóa quản lý tài chính thông qua gói tài khoản EXIM METRO với nhiều ưu đãi như miễn phí chọn tài khoản số đẹp, miễn phí chuyển tiền trong nước online và nhận tiền về từ nước ngoài, miễn phí phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ năm đầu tiên.Không dừng lại ở các sản phẩm tài chính, Eximbank còn tri ân khách hàng DNVVN bằng chương trình "Mừng sinh nhật 35 năm". Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn từ 3 - 4 tháng sẽ nhận ngay phần thưởng nửa tháng tiền lãi. Đặc biệt, trong chương trình khuyến mãi lần này, với kỳ hạn gửi từ 5 tháng hoặc 7 - 11 tháng, doanh nghiệp sẽ được tặng ngay một tháng tiền lãi, gia tăng lợi nhuận mà không cần thêm bất kỳ điều kiện nào.Với bộ 3 sản phẩm vượt trội gồm EFAST GREEN - THE QUEEN - EXIM METRO, Eximbank không chỉ hỗ trợ DNVVN tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và mở rộng quy mô bền vững.Bước sang năm 2025, Eximbank cam kết tiếp tục cung cấp các sản phẩm tài chính linh hoạt và đổi mới không ngừng, giúp doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tiến xa mà còn tiến đúng hướng.
5 cách tiết kiệm pin smartphone khi đi chơi tết
Chiều 10.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm nhóm các bà chủ cửa hàng sữa cưỡng đoạt tài sản của nữ nhân viên, khi họ dồn đơn tạo doanh số lớn chỉ với mục đích hưởng tiền thưởng.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Lê Hoài An (34 tuổi, ngụ 50 Bàu Năng 1, Q.Liên Chiểu) và Tăng Thụy Ngọc Hạnh (44 tuổi) cùng 5 năm tù, Phạm Thị Mỹ Dung và Mai Thị Kiên (cùng 34 tuổi, cùng ngụ P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) cùng 4 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.Theo cáo trạng, 3 bị cáo An, Dung, Kiên và Tăng Thị Ngọc Phúc (34 tuổi, em bị cáo Hạnh) góp vốn mở cửa hàng sữa tươi Milk Farm từ tháng 3.2021. Trong đó, An đại diện hộ kinh doanh, Phúc ở xa nên nhờ Hạnh quản lý.Sáng 27.3.2023, An, Dung, Kiên nghi thất thoát sữa tại cửa hàng 70 Hà Tông Quyền (P.Khuê Trung) nên yêu cầu 2 nữ nhân viên (không ký hợp đồng lao động) là Trần Thị Thiên Chi (25 tuổi, ngụ thôn 5 xã Ia Răng, H.Đắk Đoa, Gia Lai) và Phạm Trịnh Sanh Hòa (32 tuổi, ngụ tổ 7 P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đến đối chiếu. Các bị cáo gửi số liệu để Phúc (ở TP.HCM) tính ra số tiền thất thoát hơn 62 triệu đồng. 2 nữ nhân viên thừa nhận không lên đơn khi bán sữa, số tiền thu của khách chưa nhập vào hệ thống quản lý là gần 15 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 nhân viên đã mua 42 thùng sữa để khắc phục trước khi kiểm kê, đồng thời cam kết tiếp tục bù tiền nếu cuối tháng đối chiếu còn thiếu.Các bà chủ cửa hàng sữa liên tục tra hỏi lý do, cách thức, chủ mưu, đồng phạm và dọa báo công an. Chi giải thích chỉ mượn hàng để giao cho khách, rồi Hòa sẽ mua trả lại chứ không biển thủ.Các bà chủ tiếp tục đe dọa xử lý về việc đưa hàng giả vào cửa hàng, ảnh hưởng thương hiệu nhưng 2 nữ nhân viên phủ nhận. Trong đó Hòa hoảng sợ, hoảng loạn, cầm dao chạy vào nhà vệ sinh khóc lóc, kể về hoàn cảnh khó khăn để xin không báo công an.Biết Hòa định tự tử, nhưng Hạnh vẫn nói "trong cửa hàng có camera, hắn làm gì thì kệ, gọi công an đến". Hạnh còn tự lập ra quy định của cửa hàng, ép Hòa và Chi phải bồi thường gấp 3 do bán hàng không lên đơn với số tiền bồi thường gần 200 triệu đồng.Chưa dừng lại, Hạnh còn đổ lỗi sụt giảm doanh số, ép 2 nữ nhân viên phải đền bù thêm 400 triệu đồng thuê nhà, điện nước, tiền thuế… Do bị đe dọa báo công an, 2 nạn nhân chấp nhận bồi thường tổng cộng gần 600 triệu đồng và bị ép phải trả đủ trong 2 tháng với 3 đợt.Theo điều tra, Phúc tính nhầm đơn vị sản phẩm nên tiền thất thoát lên đến hơn 62 triệu đồng, trong khi chính xác chỉ hơn 28 triệu đồng. Hai nữ nhân viên đã khắc phục gần 15 triệu đồng, còn lại thiệt hại hơn 13 triệu đồng.Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định việc bán hàng không lên đơn, không nhập hệ thống quản lý là nhằm dồn đơn lẻ để gộp thành đơn hàng lớn, tạo doanh số để hưởng tiền thưởng chứ Hòa, Chi không có ý định chiếm đoạt. Hai nữ nhân viên cũng không bỏ trốn, không dùng khoản tiền này sử dụng vào hành vi bất hợp pháp.Trong khi đó, 4 bị cáo còn bắt Hòa phải chuyển trước 10 triệu đồng, siết nợ bằng cách giữ 2 xe máy của 2 nạn nhân, laptop của Hòa rồi mới cho về lúc gần 0 giờ ngày 28.3.2023.Ngoài ra, 4 bị cáo này còn bị chị Nguyễn Thị T.T (ngụ H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo cưỡng đoạt hơn 830 triệu đồng vào ngày 3.12.2022 tại cửa hàng Milk Farm ở Q.Liên Chiểu.Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có căn cứ chứng minh các bị cáo đe dọa, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp chị T., chỉ có thể xác định việc gia đình chị này đã bồi thường được 578,5 triệu đồng cho cửa hàng Milk Farm là tự nguyện, nên không xử lý hình sự.Đối với Phúc, khi xảy ra vụ việc đang ở TP.HCM, không tham gia đe dọa các nạn nhân nên không bị truy cứu.